Những loài động vật có hơn 1 quả tim

Con người và rất nhiều loài động vật khác chỉ có một trái tim duy nhất. Tuy nhiên, có đến 3 loài trong thế giới động vật có nhiều hơn một trái tim và đôi lúc nó còn nằm ở những vị trí khá lạ lùng. Sức khỏe tim mạch của con người phức tạp hơn nhiều so với các loài động vật. Loài người, một số loài chim và loài linh trưởng là 1 trong số ít các loài có thể bị lên cơn đau tim, tuy nhiên, với những sinh vật đa tim thì chúng hoàn toàn vô sự trước một cơn đau tim.

Giun đất / 3 cơ quan có chức năng như quả Tim

Giun đất hay trùn đất, là loại động vật không xương sống, thuộc ngành giun đốt, thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,…[2] nơi có nhiều mùn hữu cơ và chúng ăn mùn hữu cơ đó, Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Giun đất còn là thức ăn cho gia súcgia cầm. Giun đất có khả năng phục hồi lại toàn bộ cơ thể đã mất nếu như phần đầu còn nguyên vẹn, nhưng không như mọi người vẫn lầm tưởng, chúng không có khả năng tạo ra các cá thể mới khi bị chia nhỏ thành nhiều đoạn.

Dù trông bề ngoài thì giun đất không mấy thú vị, nhưng về hoạt động bên trong cơ thể của chúng thì lại rất phức tạp và khá thú vị. Giun đất vốn là loài động vật không có tim nhưng chúng có hệ tuần hoàn kín, lại có tới 3 bộ phận được gọi là “tim giả” đó là

  • Mạch lưng (trên cùng) chạy phía trên đường tiêu hóa
  • Mạch bụng (dưới), chạy bên dưới đường tiêu hóa
  • Mạch vòng có vai trò như tim chính

Những tim giả này không làm nhiệm vụ bơm máu mà chỉ thực hiện việc co bóp các mạch máu để giúp tuần hoàn máu diễn ra. Ngoài ra giun cũng không hề có phổi và chúng hấp thu oxy thông qua lớp da ẩm của mình. Giun đất có máu màu đỏ bởi chúng chứa hemoglobin, chất protein luôn mang theo oxy. Tuy nhiên, khác với loài người, giun đất có hệ thống tuần hoàn mở nên hemoglobin chỉ trôi dạt giữa những chất còn lại chứ không được hấp thu hay chuyển hóa thành chất khác!

Cá mút đá   / 4 quả tim

Cá mút đá Myxinidae (tên tiếng Anh: Hagfish) hay còn gọi là lươn nhớt, thường sống ở biển Thái Bình Dương ở độ sâu tầm 150m, chiều dài trung bình khoảng 0,5 m. Chúng có cơ thể thuôn dài, giống lươn hay cá chình, với đuôi giống mái chèo. Da trần, không phủ vẩy. Chúng là những động vật duy nhất còn sinh tồn có hộp sọ nhưng không có cột sống, mặc dù cá mút đá myxini có đốt sống thô sơ. Màu sắc phủ tùy thuộc vào loài, có thể từ hồng đến xanh lam-xám, và các đốm đen hay trắng có thể hiện diện. Chúng không có vây thực sự, có sáu hoặc tám râu quanh miệng, với một lỗ mũi duy nhất. Nó có thể tiết ra lượng chất nhờn lên đến gần 4 lít. Số chất nhờn này có dạng sợi và bọc quanh cá mút đá myxini như một cái kén để bảo vệ chúng.

Cá mút đá Myxinidae, có đến 4 quả tim. Một quả tim có nhiệm vụ bơm máu chính, nó được gọi là brachial heart, trong khi ba quả tim còn lại đóng vai trò hỗ trợ. Tim của cá mút đã phân bố ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể.

Loài cá này thường được sử dụng để làm thức ăn ở các thành phố ven biển như Busan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Da loài cá này được ưa chuộng để làm phụ kiện quần áo, thắt lưng…

Động vật thân mềm / 3 quả tim

Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng tất cả các loại động vật thân mềm như: bạch tuộc, mực ống… mà chúng ta thường ăn trong các nhà hàng hải sản, trên thực tế đều có tới ba trái tim.

Lấy ví dụ về loài mực hay bạch tuột, nó có hai quả tim chính nằm tại đáy của hai mang gọi là brachial heart với nhiệm vụ đẩy máu cần oxi qua mang. Trong khi quả tim còn lại nằm ở giữa chúng là systemic heart với nhiệm vụ bơm máu đã đầy oxi trở lại cơ thể.  Đặc biệt, máu được ba quả tim trên cung cấp không có màu đỏ như chúng ta vẫn tưởng tượng. Thực tế, máu của các loại thân mềm này có màu xanh do tế bào chứa nhiều nguyên tố đồng. Còn sở dĩ máu người và thú có vú có màu đỏ vì chứa nhiều chất sắt trong hemoglobin.

Và đó là những thông tin thú vị về các loài vật có hơn 1 quả tim, những cơ quan này có cấu tạo chưa giống với 1 quả tim bình thường cho lắm, tuy nhiên chức năng của nó là co bóp để đẩy máu đến các cơ quan, nên các nhà khoa học tạm gọi nó là tim. Nếu các bạn biết loài nào có hơn 1 quả tim thì hãy để lại comment cho mọi người cùng biết với nhé. Nhớ like share và subscirbe, cảm ơn các bạn!

TrungLun0112

Mình thích làm một website và giới thiệu những thứ mà mình thích dùng và đã trải nghiệm, hi vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong nhiều vấn đề trong cuộc sống. ✌️🤙🤘

Related Posts

© 2024 TRUNGLUN0112 - Theme by WPEnjoy · Powered by WordPress